Mỗi quốc gia độc lập và có chủ quyền đều có hệ thống luật pháp riêng của mình, bao gồm cả luật hình sự. Trong trường hợp người nước ngoài phạm tội hình sự trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ bị xử lý như thế nào? Việc xử phạt hình sự với người nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
- Điều kiện để người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam
- Điều kiện để người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam
- Cần chuẩn bị gì để làm thủ tục xin visa 1 năm cho người nước ngoài?
Xác định định đối tượng nước ngoài vi phạm có nằm trong trường hợp Việt Nam phải tiến hành xử lý trách nhiệm hình sự
Trường hợp 1: Đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao
Theo khoản 2, Điều 5 BLHS sửa đổi 2017, đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Việc người nước ngoài được thuộc trường hợp ưu đãi miễn trừ ngoại giao thì không được bắt giữ hoặc có hành vi xâm phạm thân thể họ.
Thông thường, thì người được hưởng đặc quyền ngoại giao là những người đứng đầu cơ quan nhà nước, những đại diện ngoại giao, các thành viên của đoàn ngoại giao,… do không quy định cụ thể các trường hợp được hưởng nên việc áp dụng với các đối tượng là nước ngoài khá rộng. Vì vậy cần thiết để đưa ra một nội dung cụ thể cho việc này
Trường hợp 2: Đối tượng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao
Khoản 2 Điều 6 của Bộ luật Hình sự quy định: “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.
Thứ hai, đưa ra hướng xử lý đối với hành vi phạm tội của người nước ngoài. Theo quy định tại khoản này thì người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu TNHS thuộc vào các trường hợp mà nước CHXHCNVN ký kết với nước tham gia hoặc theo tập quán quốc tế thì người đó vẫn phải chịu TNHS . Có 2 khả năng xảy ra với trường hợp này:
- Người nước ngoài đó sẽ được dẫn độ về nước sở tại nếu được Việt Nam chấp nhận
- Việt Nam từ chối việc dẫn độ để trực tiếp xét xử hành vi phạm tội của công dân nước tham gia ký kết ĐƯQT
Những điều cần biết về xử lý người nước ngoài vi phạm hình sự tại Việt Nam
Trong các hình phạt áp dụng cho người phạm tội là người nước ngoài, trục xuất là hình phạt đặc thù nhất. Đối với hình phạt này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001, là văn bản được áp dụng chủ yếu hiện nay trong việc hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.
Khoản 1 Điều 1 nghị định này quy định trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội (người không có quốc tịch Việt Nam), buộc người đó trong thời hạn nhất định phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra, nghị định cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thi hành hình phạt trục xuất, trình tự và thủ tục thi hành hình phạt trục xuất.
Mặc dù quy định là vậy, việc phát hiện tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của cơ quan tố tụng đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề vướng mắc. Việc xử lý hành vi phạm tội của người nước ngoài sẽ liên quan đến vấn đề ngoại giao của các nước liên quan.
Tuy nhiên, có một số nước, Việt Nam chưa ký kết hiệp định hợp tác, dẫn độ tội phạm, hoặc hiệp định tương trợ tư pháp, nên khi phát hiện công dân của nước họ phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ rất khó xử lý, cũng như không nhận được sự hỗ trợ tích cực, thiện chí từ các quốc gia này.
Việc bất đồng về ngôn ngữ cũng là một trong những trở ngại rất lớn, đặc biệt trong quá trình điều tra, thẩm vấn, tranh tụng tại phiên tòa, tuyên án…, đòi hỏi phải có người dịch thuật lại cho người nước ngoài phạm tội bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Ngoài ra, còn có khó khăn trong việc xác định được nhân thân của người nước ngoài phạm tội, ví dụ tuổi, tiền án, tiền sự…
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG