Nhà nước Việt Nam luôn có chính sách “bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài”. Điều này đã được ghi nhận tại Điều 25 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 cũng như các văn bản luật, văn bản dưới luật khác. Pháp luật hiện hành cho phép cá nhân nước ngoài mua và đăng ký quyền sở hữu đối với xe ô tô, xe máy để đáp ứng nhu cầu của mình. Vậy hồ sơ đăng ký xe máy dành cho người nước ngoài bao gồm những loại giấy tờ gì? Tất cả sẽ được DC Counsel đề cập trong bài viết này.
- Cơ quan nào là nơi cấp phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
- Điều kiện và thủ tục xin visa 1 năm cho người nước ngoài mới nhất 2019
- Người nước ngoài lưu trú tại Việt Nam cần đăng ký thủ tục như thế nào?
Điều kiện để người nước ngoài được phép mua và đăng ký xe máy tại Việt Nam là gì?
Pháp luật Việt Nam cho phép cá nhân nước ngoài mua và đăng ký quyền sở hữu đối với xe ôtô, xe máy để đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy nhiên người nước ngoài muốn đứng tên đăng ký xe tại Việt Nam cần phải đáp ứng được một trong hai điều kiện sau:
- Là người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế.
- Là người nước ngoài làm việc, sinh sống ở Việt Nam (thường trú hoặc tạm trú từ một năm trở lên).
Nếu như đáp ứng được những điều kiện trên, người nước ngoài có thể đứng tên đăng ký xe tại Việt Nam dễ dàng.
Hồ sơ đăng ký xe máy của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì?
Người nước ngoài muốn sở hữu một chiếc xe chính chủ cho mình, cần chuẩn bị hồ sơ gồm những loại giấy tờ sau:
1. Giấy khai đăng ký xe
Chủ xe có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung quy định trong giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu, nếu là cơ quan, tổ chức (Điều 8 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).
2. Giấy tờ của chủ xe (Trường hợp chủ xe là người nước ngoài):
Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng), nộp giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ.
Người nước ngoài làm việc, sinh sống ở Việt Nam, xuất trình Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu; Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú từ một năm trở lên và giấy phép lao động theo quy định, nộp giấy giới thiệu của tổ chức, cơ quan Việt Nam có thẩm quyền (Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).
3. Giấy tờ của xe (Trường hợp mua xe):
Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm: Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính (Điểm c Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).
Chứng từ lệ phí trước bạ xe: Biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính (Điểm a Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).
Chứng từ nguồn gốc xe, như: xe nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, xe miễn thuế, xe chuyên dùng có thuế suất 0%, xe viện trợ dự án: Tờ khai nguồn gốc xe ô tô; xe gắn máy nhập khẩu, theo mẫu của Bộ Tài chính (Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).
Trường hợp các Bộ, ngành thay đổi các biểu mẫu về chứng từ nguồn gốc, chứng từ thuế và các loại giấy tờ khác có liên quan đến công tác đăng ký xe thì Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt có trách nhiệm thông báo để cơ quan đăng ký xe quy định tại Điều 3 Thông tư này thực hiện (Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014).
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG