Việc có được nghỉ phép năm trong thời gian thử việc hay không và người lao động thử việc có được hưởng đầy đủ quyền lợi như lao động chính thức ?
- Người lao động nên làm gì khi bị kỷ luật không thỏa đáng ?
- Người lao động phải bồi thường thế nào khi gây thiệt hại cho công ty?
- Hợp đồng học việc doanh nghiệp có được ký hay không ?
Người lao động phải thử việc bao lâu?
Thử việc là khoảng thời gian thử thách quan trọng, góp phần quyết định sự hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không thể tùy ý áp đặt thời gian thử cho người lao động.
Theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2012, người lao động chỉ phải thử việc trong:
- 60 ngày với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên;
- 30 ngày với công việc cần trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- 06 ngày với các công việc khác.
Lưu ý: Người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc (khoản 2 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012).
Thời gian nghỉ phép năm của người lao động
Phụ thuộc vào thời gian làm việc và điều kiện làm việc mà mỗi người lao động sẽ có thời gian nghỉ phép năm khác nhau.
* Đối với người làm đủ 12 tháng trở lên:
- 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt hoặc với lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật;
- 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sống đặc biệt khắc nghiệt.
Ngoài ra, người có thâm niên làm việc cứ 05 năm được thêm 01 ngày nghỉ phép.
Thời gian nghỉ này được tính vào ngày làm việc bình thường trong tuần.
(Điều 111 Bộ luật Lao động 2012)
* Đối với người làm dưới 12 tháng:
Thời gian nghỉ phép của những người lao động này được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
Số ngày nghỉ |
= |
{(Số ngày nghỉ hàng năm |
+ |
Số ngày nghỉ theo) thâm niên (nếu có) |
: 12} x |
Số tháng làm thực tế |
(Điều 7 Nghị định 45/2013/NĐ-CP)
Thử việc có được nghỉ phép năm?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP, thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động được coi là thời gian để tính ngày nghỉ hàng năm (nghỉ phép).
Do đó, trong thời gian thử việc, người lao động có được nghỉ phép năm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của người sử dụng lao động. Theo đó:
- Trường hợp 1: Nếu hợp đồng thử việc hoặc người sử dụng lao động quy định “không giải quyết phép năm trong thời gian thử việc” thì người lao động không được nghỉ phép trong thời gian này.
- Trường hợp 2: Nếu người sử dụng lao động không có quy định nào về vấn đề này thì người lao động có thể thỏa thuận để được nghỉ phép trong thời gian này.
Thùy Linh/luatvietnam
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG