Đất có thời hạn thường sẽ là 50 năm hoặc 70 năm còn đất sử ổn định lâu dài được coi như là tài sản “vĩnh viễn” của người dân. Vậy, khi hết thời hạn sử dụng đất, người dân chúng ta phải làm gì?

Thời hạn sử dụng đất và cách xử lý khi hết thời hạn

Người dân phải làm gì khi hết thời hạn sử dụng đất ?
Người dân phải làm gì khi hết thời hạn sử dụng đất ?

Điều 126 và Điều 127 Luật Đất đai 2013 quy định về thời hạn sử dụng đất. Theo đó, thời hạn sử dụng đất và cách xử lý khi hết thời hạn sử dụng đất sử dụng đất được quy định theo bảng dưới đây:

TT

Các trường hợp

Thời hạn

Xử lý khi hết thời hạn

1

Sử dụng đất có thời hạn

1.1

– Thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn (đất 5%).

– Thời hạn thuê không quá 05 năm.

– Hết thời gian thuê phải trả lại đất cho UBND cấp xã.

1.2

– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nghiệp sử dụng đất được giao, công nhận quyền sử dụng trong trường hợp:

+ Được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

+ Đươc giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân;

+ Được giao đất rừng sản xuất;

+ Được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

+ Được giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng.

– Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất là 50 năm.

– Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn 50 năm.

1.3

– Hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp

– Không quá 50 năm

– Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê.

1.4

– Tổ chức được giao đất, thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

– Tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.

– Được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

– Nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá 50 năm

– Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn

– Thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

– Nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá 70 năm

– Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua

– Thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án.

– Lưu ý: Người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

– Nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn được xác định theo thời hạn của dự án

1.5

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh.

– Không quá 70 năm.

– Khi hết thời hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá 70 năm.

1.6

– Đối với thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích.

– Thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính.

2

Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

2.1

Trường hợp 1: Thời hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất

– Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác.

– Thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

– Được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích.

– Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

– Được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.

– Khi hết thời hạn, được xem xét gia hạn nhưng không quá 50 năm nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng.

– Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

– Thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

2.2

Trường hợp 2: Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi chuyển mục đích sử dụng đất

– Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư không thuộc khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao khi chuyển mục đích sử dụng đất.

– Được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

– Dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì không quá 70 năm.

3

Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất (mua đất, nhận tặng cho, nhận chuyển đổi, nhận thừa kế…)

– Sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn.

– Là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Lưu ý:

  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn thì sẽ bị thu hồi (theo điểm d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013).
  • Đất hết thời hạn sử dụng (ngoài thời hạn sử dụng đất) sẽ không được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi khi hết thời hạn sử dụng đất người dân phải làm gì? Theo đó, khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu người sử dụng đất có nhu cầu thì Nhà nước sẽ gia hạn hoặc xem xét gia hạn hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật.

Khắc Niệm/ Luật Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *