Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Sự khác biệt giữa nhà đầu tư là tổ chức và nhà đầu tư là cá nhân khi làm hồ sơ thành lập là gì? Đây luôn là những câu hỏi lớn cho các nhà đầu tư khi chuẩn bị đầu tư vào thị trường Việt Nam. Hãy cùng DC Counsel đi tìm câu trả lời trong những nội dung được đề cập dưới đây nhé.
- Ưu điểm của việc thành lập doanh nghiệp 100 vốn đầu tư nước ngoài
- Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Những công ty có vốn đầu tư nước ngoài nào tại Việt Nam được rót vốn nhiều nhất ?
Có những loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào ?
1. Công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài
Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được quyền phát hành cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
-
Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
2. Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
-
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
-
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
-
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
Sự khác biệt giữa nhà đầu tư là tổ chức và nhà đầu tư là cá nhân khi đầu tư vào Việt Nam khi chuẩn bị hồ sơ là gì ?
1. Điểm chung:
- Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương);
- Việc xuất, nhập khẩu và phân phối các mặt hàng phải có mã HS và không thuộc trường hợp cấm, hạn chế xuất nhập khẩu, phân phối và phù hợp với lộ trình theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO;
2. Điểm riêng:
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân (Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam (Nếu là Ngân hàng nước ngoài xác nhận cần cung cấp bản sao công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức (công ty nước ngoài):
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức (Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam. (Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);
- Hộ chiếu công chứng của giám đốc – người đại diện theo pháp luật công ty tại Việt Nam (Nếu là người nước ngoài Bản sao công công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài);
- Nếu dự án có sử dụng công nghệ cần kèm theo bản giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
- Chứng minh năng lực kinh nghiệm (nếu có);
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các loại hình đầu tư hoặc những vấn đề liên đến việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quý khách vui lòng liên hệ đến hotline của DC Counsel để được tư vấn sớm nhất.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG