Nếu lấy chủ trương: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” làm tiêu chí trong hoạt động quản lý nhà nước, giám sát là quyền của người dân, việc này cần được khuyến khích chứ không phải là vi phạm pháp luật.
- Kiến nghị chính phủ can thiệp vụ “đếm xe” trạm BOT Ninh Lộc
- Tài xế sử dụng ma túy, uống rượu bia mà lái xe gây tai nạn bị xử lý ra sao?
- Giả mạo chữ ký người khác, pháp luật quy định mức phạt thế nào?
Xin chào bạn đọc báo Dân trí đã quay lại với chương trình 3 phút cùng luật sư. Dạo gần đây, cộng đồng mạng đang bàn luận rất sôi nổi về vấn đề nhiều người dân ngồi tại trạm BOT Ninh Lộc (Khánh Hòa) để đếm lượt xe qua lại.
Cụ thể từ ngày 26/2 đến 4/3, có khoảng 10 người dân thay phiên nhau ngồi ở trạm BOT Ninh Lộc để đếm những lượt xe qua lại cả 2 chiều với giải thích nhằm minh bạch số lượt phương tiện qua trạm, số thực thu của BOT Ninh Lộc bởi họ nghi ngờ việc báo cáo không đúng lượt phương tiện qua lại trạm BOT và số tiền thu được lên Bộ GTVT nhằm kéo dài thời hạn thu phí.
Những hành động này dưới góc nhìn pháp lý như thế nào, mời bạn đọc gặp gỡ và trao đổi với Luật sư Nguyễn Đức Chánh để nghe anh chia sẻ nhiều hơn về vấn đề này.
PV: Thưa Luật sư, với hành động người dân ngồi tại trạm BOT để đếm những lượt xe qua lại và giám sát như vậy có bị coi là vi phạm pháp luật không?
LS: Đầu tiên, có thể khẳng định rằng người dân ngồi đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc là thực hiện theo khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’ mà chúng ta hay nghe.
Họ mong muốn góp phần thúc đẩy sự minh bạch, công khai trong hoạt động thu phí, tất nhiên liên quan đến quyền lợi chính đáng của họ. Ở trong trường hợp này, người dân không vi phạm pháp luật khi đếm xe ở trạm BOT Ninh Lộc. Đây là việc thực hiện giám sát, chúng ta nên khuyến khích chứ không phải coi như hành vi phạm pháp luật, miễn sao hành vi này không cản trở hoạt động bình thường của trạm BOT, cũng như xâm phạm đến quyền lợi của chủ đầu tư trong dự án BOT Ninh Lộc.
PV: Ngoài hành động giám sát và đếm xe tại trạm BOT, còn những hành động và sự việc nào khác người dân được phép giám sát, kiểm tra đúng như khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” hay không?
LS: Không chỉ riêng đối với việc đếm xe ở trạm BOT Ninh Lộc để thể hiện sự minh bạch, rõ ràng mà trong bất kỳ hoạt động nào của các cơ quan, tổ chức và các chủ đầu tư liên quan đến quyền lợi của người dân thì ai cũng được quyền giám sát, kiểm tra. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền giám sát không xâm phạm các hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức hay của nhà đầu tư đó. Việc giám sát của người dân góp phần thêm minh bạch, công khai các hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Khi người dân phát hiện ra dấu hiệu tiêu cực, người dân có quyền thực hiện quyền lợi công dân đó là quyền tố cáo theo quy định của luật tố cáo.
Cảm ơn Luật sư và bạn đọc báo Dân trí!
Nội dung: Việt Khuê
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG