Vưa qua, nhiều hoạt động đòi nợ thuê diễn biến ngày càng phức tạp. Những hành vi đòi nợ thuê đe dọa, khủng bố tinh thần, hành hung con nợ đòi tiền… đều vi phạm pháp luật quy định. Vậy để đòi nợ đúng pháp luật và đạt hiệu quả cần phải lưu ý gì?

9 bước đòi nợ đúng pháp luật và hiệu quả.

  1. Xem xét quyền, tư cách đòi nợ
  2. Thực hiện các thủ tục ủy quyền đại diện đòi nợ
  3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về: Thông báo đòi nợ; thời gian, địa điểm đòi nợ cho bên vay và công an địa phương, nơi bên vay cư trú; Liên hệ đòi nợ vào thời gian phù hợp theo pháp luật và đạo đức xã hội
  4. Tìm kiếm, xác minh về nơi cư trú, điều kiện kinh tế, hoạt động kinh doanh, tính cách, gia cảnh và các mối quan hệ của bên vay để đàm phán trả nợ.
  5. Vận dụng các kỹ năng đàm phán và các nghiệp vụ chuyên môn như: pháp luật, kinh tế – xã hội >>> Cảnh báo, tránh rủi ro pháp lý nếu chuyển đến các cơ quan pháp luật giải quyết.
  6. Cảnh báo những hệ lụy xấu về lịch sử tín dụng, ảnh hưởng tinh thần, tình cảm và các mối quan hệ gia đình, xã hội, đoàn thể…
  7. Mặc gọn gàn, nói chuẩn mực, chuyên nghiệp và biết lắng nghe chia sẻ khó khăn.
  8. Tự mình quyết định/ trao đổi với bên vay về việc miễn, giảm nợ, gia hạn thời gian trả, nhận tài sản khác cấn trừ nợ, giúp bên vay thực hiện trả nợ.
  9. Sau khi áp dụng hết các biện pháp nêu trên: tự mình hoặc tư vấn cho bên cho vay củng cố hồ sơ để khởi kiện, tố cáo để cơ quan có thẩm quyền  buộc bên vay trả nợ.

Nghệ thuật đòi nợ sao cho hiệu quả:

  1. Phải có nghiệm vụ để quan sát: xác minh, truy dấu, nắm bắt thông tin con nợ.
  2. Phải có kế hoạch hành động cụ thể.
  3. Hiểu rõ pháp luật để tác nghiệp đúng luật quy định.
  4. Biết lắng nghe, chia sẻ để thấu hiểu rõ trường hợp bên vay.
  5. Luôn đặt quyền lợi của chủ nợ lên hàng đầu và tìm cách giải quyết ổn thỏa.

Nguồn: Pháp Luật TP.HCM (PLO.VN)

Xem thêm: