Chỉ xếp sau Trung Quốc về số lượng, trong những năm qua tốc độ đầu tư tại Úc để định cư theo diện đầu tư của các doanh nhân Việt Nam vào Úc tăng chóng mặt.

The Ghan là một trong những đoàn tàu vận chuyển hành khách bằng đường sắt dài nhất trên thế giới, kết nối hai vùng Nam - Bắc của Úc.
The Ghan là một trong những đoàn tàu vận chuyển hành khách bằng đường sắt dài nhất trên thế giới, kết nối hai vùng Nam – Bắc của Úc.

Năm 2018, Bộ Nội vụ Úc đưa ra số liệu thống kê về số lượng người nộp đơn xin visa và được cấp visa định cư theo diện đầu tư/doanh nhân (visa 188 tạm trú) từ năm 2012-2017.

Trong 5 năm (2012-2017), có tổng cộng 40.512 đương đơn nộp hồ sơ xin visa tạm trú cho cơ quan di trú Úc, nhưng chỉ có 52% được cấp loại visa này.

chong mat voi cac doanh nhan viet dau tu dinh cu o uc

Trong số đó, năm 2015-2016 là năm đương đơn được chấp thuận cấp visa 188 nhiều nhất, với 6.715/7.613 trường hợp được chấp thuận. Năm 2012 là năm loại visa này bị từ chối nhiều nhất, tỉ lệ được chấp thuận chỉ có 6,5%.

Từ năm 2012-2017, có tổng cộng 21.111 trường hợp được cấp visa tạm trú Úc nhưng chỉ có 597 trường hợp đủ điều kiện được cấp visa thường trú.

Tức là chỉ có 2,8% đương đơn có visa tạm trú được cấp visa thường trú – một con số rất thấp so với tổng số hồ sơ nộp xin cấp visa loại này.

Bảng dưới đây là số liệu chi tiết về top 10 quốc gia có số người nộp đơn và được cấp visa tạm trú từ năm 2012-2017 (số liệu tính theo quốc tịch của đương đơn).

chong mat voi cac doanh nhan viet dau tu dinh cu o uc

Theo đó, Trung Quốc là quốc gia có nhiều trường hợp nộp đơn xin cấp visa tạm trú theo diện đầu tư/doanh nhân nhất, với 8.719 trường hợp (năm 2017), và chỉ có 4.621 trường hợp được cấp visa 188.

Mỹ chỉ có 101 trường hợp nộp đơn xin visa 188, thấp nhất trong top 10 quốc gia.

Chóng mặt với tốc độ của các doanh nhân Việt

Việt Nam xếp thứ hai trong tổng số các quốc gia có người nộp đơn xin tạm trú loại visa 188 đầu tư/doanh nhân.

Từ năm 2012 đến 2015, số đương đơn nộp hồ sơ xin visa 188 của người Việt tăng lên đáng kể, từ 61 trường hợp (năm 2012) lên 299 trường hợp (năm 2015) – tức tăng khoảng 4 lần trong 3 năm.

Đến năm 2016, số người Việt Nam nộp đơn xin loại visa này chỉ có 237 trường hợp, giảm 62 trường hợp so với năm 2015.

Nhưng đến năm 2017, số lượng người Việt xin visa 188 tạm trú theo diện đầu tư/doanh nhân đã tăng kỷ lục, lên đến 716 trường hợp, cao nhất trong 5 năm vừa qua.

Có thể thấy xu hướng doanh nhân Việt Nam mong muốn có cơ hội được sinh sống và kinh doanh tại Úc theo diện đầu tư/doanh nhân tăng đến chóng mặt trong 5 năm qua.

Nhưng số lượng đương đơn được Chính phủ Úc cấp loại visa này lại rất thấp. Thấp nhất là giai đoạn năm 2012-2013 với chỉ 9 trường hợp được cấp/69 trường hợp nộp visa 188.

Đến giai đoạn 2016-2017, số đơn xin lên đến kỷ lục là 716 trường hợp, nhưng chỉ có gần một nửa trong số này được cấp visa 188.

Nhìn tổng quan, tuy số đơn xin visa 188 tạm trú trong 5 năm qua (40.512 trường hợp) là rất lớn, nhưng số trường hợp được Di trú Úc chấp thuận cấp visa là rất thấp, chỉ khoảng 52% (21.111 trường hợp).

Vì sao tỷ lệ chấp thuận Visa Úc lại thấp vậy?

Khác với nhận định khá đơn giản của nhiều người, rằng chỉ cần có tiền, chấp nhận đầu tư kinh doanh sẽ được loại visa này, theo các quy định của luật di trú Úc, để đương đơn đạt đủ 65 điểm (thang điểm dựa trên những quy định hết sức cụ thể) để đủ điều kiện nộp hồ sơ xin thì không dễ dàng.

Visa tạm trú đầu tư định cư tại Úc (visa 188) gồm 4 diện sau: Diện kinh doanh đổi mới (visa 188A), Diện đầu tư có bảo lãnh (visa 188B), Diện đầu tư trọng yếu (188C) và Diện đầu tư cao cấp (188C*).

Các điều kiện hết sức chi tiết để bảo đảm đương đơn là một người có khối lượng tài sản lớn và số tài sản này phải minh bạch và rõ ràng.

Nhưng đây cũng chính là những vấn đề nan giải với các đương đơn xin định cư diện đầu tư này thường gặp phải: chứng minh nguồn gốc tài sản, kê khai tài chính, kinh nghiệm điều hành quản lý…

Đồ họa: LÊ THÂN
Đồ họa: LÊ THÂN

Visa đầu tư tạm trú và thường trú tại Úc khác nhau như thế nào?

Úc chào đón và khuyến khích những nhân tài, những nhà đầu tư kinh doanh tài ba đến định cư và phát triển sự nghiệp tại Úc.

Chính phủ Úc vì thế đã đưa ra một chương trình đặc biệt: định cư theo diện đầu tư/doanh nhân (visa 188 tạm trú, visa 888 thường trú).

Quy trình cho một nhà đầu tư như vậy vào nước Úc chia làm hai giai đoạn: Đầu tiên, nhà đầu tư nộp xin visa 188.

Nếu được cấp loại visa này, nhà đầu tư sẽ được tạm trú tại Úc để bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Thời gian tạm trú lên đến 4 năm 3 tháng.

Sau thời gian tạm trú theo luật định, nếu hội đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin visa 888 thường trú, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ để xin visa 888 và nếu được cấp loại visa này, nhà đầu tư lúc này chính thức trở thành thường trú nhân tại Úc.

Và đó mới chỉ là để có thể tạm trú. Để trở thành thường trú nhân, độ khó khăn tăng lên rất nhiều.

Thành phố Melbourne ở Úc
Thành phố Melbourne ở Úc

Theo quy định của Chính phủ Úc, bốn loại visa tạm trú 188 đều có điều kiện xin visa thường trú 888 rất khác nhau.

Cẩn trọng với quảng cáo của các đại lý xin Visa Úc

Nhìn tổng quan, nếu đương đơn ban đầu đầu tư số tiền càng lớn vào Úc thì thời hạn được quyền xin visa thường trú 888 sau khi có visa tạm trú 188 sẽ ngắn hơn.

Trong 5 năm (từ 2012-2017) có tổng cộng 1.075 trường hợp xin visa thường trú 888, tuy nhiên chỉ có 597 trường hợp được cấp visa.

Tổng số trường hợp được cấp visa thường trú 888 là rất thấp so với ban đầu có tới 21.111 trường hợp được cấp visa tạm trú để đầu tư (chỉ 2,8% được cấp visa tạm trú 188 và sau đó được Bộ Nội vụ cấp visa thường trú 888).

Việt Nam là nước có số người nộp đơn xin thường trú diện visa 888 đứng thứ 5 với 18 trường hợp.

So với tổng số trường hợp người Việt Nam được cấp visa tạm trú 188 thì chỉ có 2,4% trường hợp đủ điều kiện để xin visa thường trú 888 (18/733 trường hợp).

Và trong 5 năm này, chỉ có 5 trường hợp người Việt Nam đủ điều kiện được xin visa thường trú 888.

Nếu so với nhu cầu ban đầu của người Việt Nam muốn được đầu tư định cư lâu dài tại Úc thì chỉ có 0,3% đạt được nguyện vọng có visa thường trú 888.

Tất cả những khó khăn và khắt khe ấy, cùng tỉ lệ được xét duyệt thấp như vậy cho thấy các nhà đầu tư cần có cái nhìn cẩn trọng, sự hiểu biết rõ ràng về chính sách và các thủ tục, nhất là cần cẩn trọng đối với các dịch vụ đại lý di trú.

Rất nhiều đại diện di trú quảng cáo họ có nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện thành công các dịch vụ di trú xin visa diện đầu tư này, song thực tế đang cho câu trả lời rất khác.

Theo Tuổi trẻ/TTCT