Kinh tế ngày một phát triển nên việc thành lập văn phòng đại diện đã trở nên phổ biến. Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam là thủ tục đơn giản hơn so với các loại hình khác, đây cũng là lựa chọn phần lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam.
Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam
Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó, cụ thể quyền và nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện chức năng văn phòng giao dịch
- Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của Công ty tại Việt Nam
- Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thương mại của Công ty
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của Công ty
- Các hoạt động khác mà pháp luật cho phép.
Điều kiện thương nhân nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
- Pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp
- Đã hoạt động không dưới 01 năm (đối với VPDD) và không dưới 05 năm (đối với chi nhánh), kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.
- Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài.
Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại cơ quan có thẩm quyền được thực hiện như sau:
- Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công thương nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công thương kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
- Trừ trường hợp vi phạm phải xin ý kiến của cơ quan cấp phép của Bộ quản lý chuyên ngành, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phù hợp, Sở Công thương cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không đồng ý cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
- Trường hợp thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành và trường hợp thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Sở Công thương gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Công thương, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến cấp phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Sở Công thương cấp hoặc không cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do
Lưu ý: Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG