Người công chức bị sa thải, công dân từng bị phạt hành chính do đưa hối lộ, trên hai lần bị kỷ luật… sẽ không đủ tiêu chuẩn trở thành luật sư theo quy định pháp luật hiện hành.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/11, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư
Theo điều 2a của Nghị định 137, người thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không đủ tiêu chuẩn luật sư:
- Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức mà quyết định kỷ luật chưa chấm dứt hiệu lực hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm. Đã bị xử lý hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, cản trở việc thanh tra, đưa hối lộ người thi hành công vụ nhưng chưa hết thời hạn một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính.
- Đã bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc xử lý hình sự về hành vi chiếm đoạt tài sản, xâm phạm an ninh quốc gia; ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư; gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng; vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên…
Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quá trình phấn đấu, rèn luyện về việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Những trường hợp nào được miễn đào tạo nghề luật sư?
Theo điều 2b, những người thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư hoặc miễn phí hoặc giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư:
- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
- Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
- Đã là thẩm tra viên chính ngành toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
- Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành toà án, kiểm tra viên ngành kiểm sát từ 10 năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Các trường hợp sau không được miễn đào tạo nghề luật sư hoặc miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư: người đã bị xử lý hình sự hoặc kỷ luật đến mức bị cách chức chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, kiểm tra viên, thẩm tra viên; tước danh hiệu công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân;…
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chấm dứt hoạt động trong các trường hợp như: tự chấm dứt hoạt động; bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động; công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập; trưởng văn phòng luật sư, giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết.
- Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động.
- Không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 6 tháng.
Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân sẽ bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp sau
- Tự chấm dứt hành nghề.
- Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân…
- Không còn thường trú tại Việt Nam;
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
- Bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Sở Tư pháp có quyền ra quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động; theo dõi, giám sát tổ chức hành nghề luật sư…
Phạm Dự | Theo Vnexpress
Bài khác nên xem:
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG