Theo quy định tại Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc kết hôn có yêu tố nước ngoài thì: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Một trong những điều khiến các cặp đôi thắc mắc nhiều nhất hiện nay đó chính là thời gian đăng ký kết hôn với người nước ngoài là bao lâu? Có phải tốn quá nhiều thời gian cho việc làm hồ sơ không? Hiểu được những vấn đề khách hàng đang gặp phải, DC Counsel sẽ lần lượt giải đáp trong bài viết này.

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài mất bao lâu?

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng lý kết hôn với người nước ngoài là bao lâu?

Thời hạn giải giải quyết có thể kéo dài tới 25 ngày tùy vào trình tự thực hiện thủ tục của Sở Tư pháp

Về thời gian để hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định:

“Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày.”

Như vậy,  thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam là không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày

Trình tự kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch thì trình tự đăng ký kết hôn như sau:

“Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

  1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
  2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
  3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.”

Việc trao giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ (tức hai bạn) phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *