- Thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh có khó không ?
- Không có giấy đăng ký kết hôn, con có được mang họ cha ?
- Quay MV cảnh đốt sách trường Amsterdam sẽ bị phạt như thế nào?
Thời gian đi đăng ký khai sinh cho con
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Do đó, mọi trẻ em sinh ra đều phải được đăng ký khai sinh. Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
- Trẻ em nếu chết khi đã được sinh ra trên 24 tiếng thì phải được khai sinh
- Trẻ em nếu chết khi chưa được sinh ra trong vòng 24 tiếng thì không phải khai sinh trừ trường hợp cha mẹ đẻ có yêu cầu
Tuy vậy, việc sinh con ra trong bao lâu thì bắt buộc phải đăng ký khai sinh vẫn là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ thắc mắc. Theo đó, Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, những người sau đây bắt buộc phải đi đăng ký khai sinh cho trẻ:
- Cha hoặc mẹ
- Ông, bà hoặc người thân thích nếu cha mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con
- Cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng nếu không xác định được cha, mẹ, người thân thích của trẻ
Đăng ký khai sinh muộn bị phạt thế nào?
Trong trường hợp người có nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho trẻ mà không thực hiện trong thời gian 60 ngày kể từ ngày trẻ sinh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP.
Cụ thể, người nào có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo. Như vậy, nếu chần chừ không đi đăng ký khai sinh cho con, các bậc cha mẹ sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo mà không bị phạt tiền.
Ngoài ra, thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn cho trẻ cũng giống thủ tục đăng ký khai sinh đúng hạn được quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014.
Trên đây là những vấn đề pháp lý về đăng ký khai sinh muộn cho con.
Theo luatvietnam
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG