Ngày này cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, việc giao lưu, kết bạn đã mở rộng tới phạm vi ngoài biên giới Việt Nam. Pháp luật nước ta cũng ngày càng có những quy chế thuận lợi cho việc kết hôn giữa những chủ thể này, tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển hợp pháp của nhu cầu kết hôn của người nước ngoài. Tuy nhiên, để việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài được thuận lợi, bạn cần kiểm tra xem cả 2 có nằm trong đối tượng bị cấm đăng ký kết hôn không. 

Những đối tượng bị cấm đăng ký kết hôn theo luật hôn nhân với người nước ngoài

Những trường hợp nào sẽ bị cấm kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam?

Những đối tượng bị cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam như sau:

  • Cấm kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo nhằm mục đích lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài, hoặc để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác chứ không phải nhằm mục đích xây dựng gia đình.
  • Chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người đang có vợ, có chồng hoặc chưa có vợ, có chồng.
  • Giữa những người có dòng máu trực hệ, giữa cha nuôi, mẹ nuôi; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha chồng với con dâu; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Những hành vi cưỡng ép giống như là đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, hoặc dùng những hành vi khác gây áp lực để ngăn cấm, hoặc cưỡng ép một cuộc hôn nhân đều không được pháp luật chấp nhận.

Điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn trong luật này
  • Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Trình tự đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 và Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *