Để tiện hơn cho việc sinh sống và được hưởng những phúc lợi xã hội như một công dân Việt Nam, ngày nay càng có nhiều người nước ngoài có nhu cầu nhập quốc tịch Việt. Tuy nhiên, để có được quốc tịch Việt Nam bạn cần phải đảm bảo những điều kiện đã được Pháp luật quy định. Vậy những điều kiện đó là gì? Cần phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào cho việc nhập tịch được diễn ra thuận lợi? Tất cả sẽ được DC Counsel bật mí trong bài viết này.
- Tạm trú Việt Nam, người nước ngoài có phải đóng BHXH không?
- Điều kiện để người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Vì sao người nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam?
Người nước ngoài muốn nhập tịch Việt Nam cần chuẩn bị thủ tục như thế nào?
Để được xin nhập quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài;
- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
Lưu ý: Đối tượng được miễn điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam nào thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.
Điều kiện để người nước ngoài được phép nhập tịch Việt Nam là gì?
Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
- Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
- Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với người là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; người có lợi hoặc người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam sẽ không cần đáp ứng 3 điều kiện cuối ở trên.
Quy trình nhập tịch Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ được nộp cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong vòng 5 ngày Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, đồng thời tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ. Cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp trong vòng 30 ngày.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp trong vòng 10 ngày từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 20 ngày, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Mọi thắc mắc về thủ tục nhập tịch Việt Nam, khách hàng vui lòng gửi về công ty Luật DC Counsel để được giải đáp chi tiết.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG