Người nước ngoài khi muốn bước vào thị trường Việt Nam sẽ có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Thành lập doanh nghiệp tư nhân là một trong những hình thức được rất nhiều doanh nhân Việt Nam lựa chọn và đã thành công. Tuy nhiên, hình thức này lại khá mới và còn nhiều điểm mù với những nhà đầu tư nước ngoài. Trong bài viết này hãy cùng DC Counsel tìm hiểu sâu hơn về những điều kiện liên quan đế việc người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam nhé.

Điều kiện để người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân

Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế cho đến thời điểm này không có quy định trực tiếp và cụ thể về vấn đề này. Luật DN 2014 và Luật đầu tư năm 2014 với tư cách là những đạo luật thống nhất về hành lang pháp lý giữa các nhà đầu tư đều không có quy định hạn chế hay không cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập DNTN tại VN.

1. Luật Doanh nghiệp 2014:

Đối với DNTN (Doanh nghiệp tư nhân) thì:

  • Chủ DN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN, thường gọi là trách nhiệm vô hạn (Đ183.1 LDN 2014);
  • Đồng thời quyết định tuyên bố DN phá sản của Tòa án không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ DNTN đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ (Đ110.1 LPS 2014).

Do đó vấn đề đặt ra là: biện pháp nào để kiểm soát về việc chịu trách nhiệm vô hạn của chủ đầu tư đối với loại hình DNTN, khi chủ DN là người nước ngoài, tài sản của họ ở nước ngoài?

2. Luật Đầu tư 2014:

Theo Điều 87 Nghị Định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư 2005 có quy định: “Căn cứ vào quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật về doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ quy định về việc đầu tư thành lập DNTN của nhà đầu tư nước ngoài”.

Với quy định này có thể hiểu quy trình, thủ tục, điều kiện…thành lập DNTN của nhà đầu tu nước ngoài phải thực hiện theo quy định riêng của TTCP (Thủ tướng Chính phủ).

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy định nào của TTCP về vấn đề này, và do vậy nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa thể thực hiện việc thành lập DNTN.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam theo hình thức nào?

Hiện nay, việc thành lập DN của nhà đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Luật DN 2014 và Luật đầu tư 2014, sửa đổi 2016.

Theo Luật đầu tư 2014, có 4 hình thức đầu tư kinh doanh là:

  • Thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng (PPP,BCC)
  • Thực hiện dự án đầu tư.

Điều 22 của Luật Đầu tư 2014 quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, theo đó trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó nhà đầu tư nước ngoài mới tiến hành thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật DN…

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập này. Bên cạnh đó, khoản 16 điều 3 của Luật đầu tư 2014 đã giải thích: “Tổ chức kinh tế: gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.

Như vậy về mặt nguyên tắc, tổ chức kinh tế trong trường hợp này bao gồm cả DNTN – là một loại hình DN.

Tuy nhiên, khái niệm ” tổ chức kinh tế ” nêu trên chỉ là khái niệm chung về một hình thức đầu tư, tại khoản 17 điều 3 của Luật đầu tư 2014 còn đưa ra khái niệm cụ thể hơn là khái niệm: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Với cách diễn đạt này thì ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” sẽ không bao gồm DNTN mà chỉ bao gồm các loại công ty, HTX… Bởi lẻ khái niệm “thành viên hoặc cổ đông” không áp dụng cho loại hình DNTN…

Mọi thắc mắc về việc người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với DC Counsel để được hướng dẫn chi tiết.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *