Mỗi một quốc gia đều quy định hệ thống các loại visa (thị thực) cho riêng mình. Việc phân loại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của quốc gia đó. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu hệ thống các loại visa Việt Nam và những cách xin visa dễ đậu, tiết kiệm chi phí nhất nhé.
- Người nước ngoài được ở Việt Nam bao lâu theo luật mới nhất 2019
- Cơ quan nào là nơi cấp phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
- Người nước ngoài học đại học tại Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Người nước ngoài cần lưu ý điều gì khi xin visa Việt Nam?
1. Thời hạn
Mỗi loại visa có một thời hạn khác nhau. Cụ thể:
- Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.
- Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
- Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
- Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
- Thị thực ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.
- Thị thực ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.
Khi hết thời hạn, visa sẽ không còn có hiệu lực nữa và bạn phải xin cấp lại visa.
2. Cơ quan thẩm quyền cấp visa
Đối với bốn loại visa đầu tiên, đây là các loại visa đặc biệt liên quan đến vấn đề ngoại giao do đó, thủ tục mời, bảo lãnh phải được thực hiện cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Ngoại giao.
Các trường hợp còn lại, thủ tục mời, bảo lãnh lại được thực hiện ở cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
3. Lệ phí
Tùy vào số lần nhập cảnh, các loại visa Việt Nam cũng có sự khác nhau trong lệ phí. Thông thường, lệ phí cấp visa nhập cảnh nhiều lần sẽ đắt hơn lệ phí cấp visa nhập cảnh một lần duy nhất.
Người nước ngoài xin visa Việt Nam theo những cách nào?
Cách 1: Thực hiện thủ tục xin visa Việt Nam trực tiếp tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán ở nước ngoài
Người nước ngoài có thể tự xin visa Việt Nam trực tiếp tại quốc gia mà họ đang sinh sống hoặc tại nước mà có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam. Đối với cách này người nước ngoài phải tự thực hiện thủ tục xin visa Việt Nam bằng cách chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam, thanh toán lệ phí dán visa, và đợi kết quả visa từ Đại sứ quán, đối với cách thực hiện này trong trường hợp người nước ngoài không ở gần Đại sứ quán Việt Nam thì khá tốn kém chi phí di chuyển, thời gian, tuy nhiên cách xin visa này đảm bảo sự an toàn cao là họ đã có được visa Việt Nam dán trên hộ chiếu của họ
Cách 2: Thực hiện thủ tục xin visa Việt Nam bằng cách xin công văn nhập cảnh thông qua công ty, tổ chức ở Việt Nam hay còn gọi Pre-Visa Approval Letter
Thực hiện thủ tục xin visa Việt Nam thông qua tổ chức, doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để làm hồ sơ bảo lãnh xin visa Việt Nam cho người nước ngoài với cơ quan xuất nhập cảnh trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Hình thức xin visa này khá phổ biến hiện nay, tiết kiệm thời gian và chi phí và thuận lợi cho khách hàng, hình thức này còn gọi là xin công văn nhập cảnh “Pre-Visa Approval Letter” là văn bản do Cục quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận và đồng ý bằng văn bản cho phép người nước ngoài dễ dàng chọn lựa nơi mình muốn nhận visa Việt Nam và được phép nhập cảnh Việt Nam với các mục đích khác nhau như du lịch, thương mại, đầu tư, lao động, thăm thân nhân tại Việt Nam…..
Nội dung của công văn nhập cảnh được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh duyệt bao gồm thông tin về cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mời bảo lãnh người nước ngoài, thông tin cá nhân của người nước ngoài, thời hạn nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam và địa điểm nhận thị thực visa Việt Nam.
Cách 3: Thực hiện thủ tục xin visa Việt Nam thông qua visa điện tử (E-visa)
Thị thực điện tử là một loại thị thực do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài qua hệ thống giao dịch điện tử. Thời hạn visa điện tử Việt Nam có giá trị một lần, thời hạn không quá 30 ngày. Người nước ngoài đang ở nước ngoài, có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam có thể trực tiếp thực hiện thủ tục xin visa Việt Nam điện tử. Phí cấp thị thực điện tử được nộp qua cổng thanh toán điện tử do Cục Quản lý xuất nhập cảnh quy định. Phí cấp thị thực điện tử và phí thanh toán điện tử không được hoàn trả trong trường hợp người đề nghị không được cấp thị thực.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG