Theo tiến trình mở cửa hội nhập với thế giới, ngày càng có nhiều hơn nữa những người nước ngoài sang Việt Nam sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo một vấn đề thắc mắc chung là: Làm sao để có thể tham gia bảo hiểm ở Việt Nam? Mức đóng bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Đối tượng cần tham gia là ai? Để giải đáp những vấn đề này, DC Counsel sẽ đi sâu phân tích từng vấn đề giúp bạn hiểu thêm về vấn đề người nước ngoài đóng BHXH tại Việt Nam.
- Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cần tuân thủ những điều kiện này
- Cần chuẩn bị gì để làm thủ tục xin visa 1 năm cho người nước ngoài?
- Người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam cần đảm bảo những điều kiện gì?
Đối tượng người nước ngoài nào cần đóng BHXH tại Việt Nam?
Theo Nghị định số 143/2018/NĐ-CP của chính phủ ban hành về Luật BHXH, những đối tượng người nước ngoài sau đây cần đóng bảo hiểm khi sinh sống tại Việt Nam:
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
- Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài.
Mức đóng BHXH cho người nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Theo quy định pháp luật, người lao động nước ngoài hiện nay không phải trích tiền lương của mình để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thay vào đó, người sử dụng lao động sử dụng người nước ngoài sẽ đóng các khoản bảo hiểm xã hội thay cho các đối tượng này. Bên cạnh đó, bắt đầu từ ngày 01/01/2022, người lao động nước ngoài là đối tượng áp dụng của Nghị định 143/2018/NĐ-CP đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động nước ngoài được căn cứ vào Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH về mức đóng BHYT như sau: Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Theo đó, mức đóng BHXH 2018 của người lao động nước ngoài khi tham gia bảo hiểm y tế là 4,5% mức tiền lương. Trong đó, người lao động đóng 1,5% mức tiền đóng. Đối với 3% còn lại sẽ do người sử dụng lao động nước ngoài đóng.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG