Mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về vấn đề đầu tư từ nước ngoài vào trong nước. Đối với người nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, tùy theo từng loại hình đầu tư mà sẽ có những điều kiện đi kèm phù hợp. Vậy có những loại hình đầu tư nào dành cho các doanh nhân nước ngoài tại Việt Nam? Điều kiện đi kèm với từng loại hình là gì? Tất cả sẽ được DC Counsel phân tích trong bài viết này.
- Người nước ngoài muốn mua nhà ở Việt Nam cần thực hiện theo quy trình nào?
- Điều kiện để người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam là gì?
- Những điều cần biết về luật kết hôn với người nước ngoài 2019
Người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng cách thành lập tổ chức kinh tế cần những điều kiện gì?
Theo điều 22 Luật lao động, nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
- Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
- Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều kiện dành cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là gì?
Theo Luật lao động, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
- Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
- Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.
Làm thế nào để người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam giảm thiểu được tối đa những khó khăn?
Bước vào một thị trường mới, việc đầu tiên mà các nhà đầu tư cần tìm hiểu là điều kiện cho phép, thủ tục giấy tờ. Với một cơ chế thị trường khá đặc thù như Việt Nam, nhà đầu tư cần tìm cho mình một đơn vị chuyên về luật để được hỗ trợ tốt nhất. Điển hình là DC Counsel, các nhà đầu nước ngoài thường tìm đến với chúng tôi để được giải quyết những vấn đề sau đây:
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và chính sách đầu tư tại Việt Nam
- Nghiên cứu và xem xét các hồ sơ do khách hàng cung cấp;
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Lập Hồ sơ xin đăng ký đầu tư và các ưu đãi đầu tư;
- Lập Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư và các ưu đãi đầu tư;
- Tư vấn đầu tư dự án, lập các dự án chi tiết;
- Tham gia đàm phán, xây dựng các Hợp đồng liên doanh, Hợp tác kinh doanh
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan
Nếu khách hàng đang gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong quá trình đầu tư vào nước ngoài, khách hàng vui lòng liên hệ ngay với DC Counsel qua hotline để được hỗ trợ tốt nhất.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG