Việt Nam hiện nay được biết đến là một trong những quốc gia có danh sách công ty có vốn đầu tư nước ngoài dài nhất hiện nay. Vậy nguyên nhân từ đâu mà nước ta lại thu hút được nhiều nhà đầu tư như vậy? Quy trình thành lập có đơn giản không? Cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé!
- Nước Ngoài Góp Vốn; Mua cổ phần, phần vốn góp
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Sài Gòn
- Vì sao thương nhân nước ngoài cần thành lập văn phòng đại diện trước khi thành lập công ty
Vì sao Việt Nam là nước có danh sách công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất ?
Trước tiên, Việt Nam là đất nước hòa bình, chính trị-xã hội luôn ổn định, kinh tế tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước và đây là yếu tố rất quan trọng đối với các nhà đầu tư cũng như cho phát triển kinh tế đất nước.
Thứ hai, kinh tế Việt Nam được điều hành theo luật pháp, chính sách và quy luật khách quan của thị trường, trong đó các vấn đề về đảm bảo dân chủ, công bằng, minh bạch được thể chế hóa, loại bỏ hoàn toàn sự can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính.
Thứ ba, các doanh nghiệp, cá nhân được phép kinh doanh tất cả những gì pháp luật Việt Nam không cấm, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo công khai các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư và tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các thành phần kinh tế.
Chính phủ Việt Nam đã và đang quyết tâm đẩy mạnh cải cách thể chế, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản xuất – kinh doanh, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư châu Âu mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh tại Việt Nam. Việt Nam đảm bảo nghiêm túc thực hiện những cam kết đã ký với các bên trong các hiệp định hợp tác;
Thứ tư, Việt Nam có dân số trên 90 triệu người, đây vừa là thị trường lớn để tiêu thụ hàng hóa, vừa là thị trường cung cấp nguồn lao động khoảng 54 triệu người với đặc trưng là lao động trẻ, chăm chỉ, trình độ khá và giá nhân công hợp lý;
Thứ năm, Việt Nam có lợi thế về địa – chính trị trong khu vực do nằm trên tuyến đường hàng hải từ châu Âu qua các nước đến Đông Bắc Á, với các cảng biển quan trọng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Sài Gòn… hàng hóa từ Việt Nam có thể vận chuyển tới nhiều nơi trên thế giới;
Quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam được diễn ra như thế nào ?
-
Bước 01: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
-
Bước 02: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:
-
Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
-
Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
-
Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
-
Bước 03: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp. –
-
Bước 04: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
-
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
-
Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh
-
Bước 05: Khắc dấu của doanh nghiệp
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
-
Bước 06: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Sau khi có con dấu, doanh nghiệp tiến hành đăng tải mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được sở KH-ĐT cấp 01 giấy xác nhận đã đăng tải mẫu con dấu.
Dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài của DC Counsel ra đời như một cánh tay phải hỗ trợ đắc lực cho những doanh nhân nước ngoài đã và đang có ý định bước chân vào thị trường Việt Nam.
Là đơn vị có thế mạnh trong lĩnh vực tư vấn thành lập công ty, DC Counsel đảm bảo làm thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài nhanh chóng với phí thành lập thấp nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi từ ngày hôm nay để được tư vấn sử dụng dịch vụ sớm nhất nhé!
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG