Cả năm 2018 có hơn 131.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn rót vào thị trường là 1,47 triệu tỷ đồng. Bình quân mỗi ngày có 360 doanh nghiệp thành lập mới
- Lượng doanh nghiệp “khai tử” tăng gần 50% trong năm 2018 là dấu hiệu đáng lo ngại
- 5 quy định trái pháp luật mà doanh nghiệp nhỏ và vừa thường mắc phải
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm nay cả nước có hơn 131.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn rót vào thị trường là 1,47 triệu tỷ đồng. Con số này tăng 3,5% về số lượng doanh nghiệp và 14% về số vốn đăng ký. Ước tính bình quân mỗi ngày có 360 doanh nghiệp ra đời với vốn đăng ký hơn 11 tỷ đồng.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng hơn 3% so với năm trước. Số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp trong năm 2018 là 2,4 triệu tỷ, nâng tổng số vốn bổ sung cho nền kinh tế xấp xỉ 3,9 triệu tỷ đồng.
Cả năm có hơn 34.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng gấp đôi so với năm trước lên trên 90.650 doanh nghiệp. Chiếm tỷ trọng lớn trong số này là doanh nghiệp ngừng hoạt động không báo cáo hoặc chờ giải thể với hơn 70%. Phần còn lại là doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và ngừng kinh doanh có thời hạn.
Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Trần Thị Hồng Minh từng cho biết có bốn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất là hạn chế về tầm nhìn chiến lược, năng lực quản trị, tính đổi mới sáng tạo, năng suất lao động là những yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp đến là ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp còn kém, quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường và đẩy mạnh công tác rà soát đối với các doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký.
Phương Đông | Theo Vnexpress
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG