Đăng ký lao động, thang – bảng lương
Doanh nghiệp mới thành lập và bắt đầu hoạt động cần lưu ý các vấn đề sau:
1. Báo cáo sử dụng lao động
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 03/2014/NĐ-CP:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH thì:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản về người lao động theo quy định.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực và cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động đúng mục đích và xuất trình khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện; thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước có liên quan yêu cầu.
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4a Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không lập sổ quản lý lao động; lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; không ghi chép, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động khi hợp đồng lao động có hiệu lực; không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi vào sổ quản lý lao động có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Đăng ký thang, bảng lương:
3.1. Trách nhiệm đăng ký thang lương, bảng lương
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật lao động 2012 thì doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Lưu ý:
- Việc xây dựng thang lương, bảng lương cần dựa trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định.
- Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
3.2. Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương
- Công văn gửi Phòng Lao động – thương binh và xã hội
- Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương
- Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
- Bảng hệ thống thang, bảng lương
- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng
- Khai trình sử dụng lao độnglần đầu hoặc định kỳ (nếu chưa nộp trước đó)
- Quy chế lương, bảng phụ cấp
- Văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu (nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở)
3.3. Xử phạt hành chính liên quan đến việc không xây dựng thang lương, bảng lương
Theo quy định Khoản 1 Điều 10 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tương ứng với các hành vi sau đây:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;
- Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
- Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.
Với đội ngũ luật sư và cộng sự am hiểu pháp luật và thực tiễn nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, DC Counsel cam kết hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp dịch vụ pháp lý với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí. Quý khách không phải đi lại nhiều lần & mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.
Sứ mệnh của chúng tôi sẽ không hoàn thành cho đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ của chúng tôi.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện