Người nước ngoài thi bằng lái xe tại Việt Nam đang là vấn đề nhiều người quan tâm khi có bạn bè là người nước ngoài hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Bạn là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam? Hoặc bạn có người thân là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thường xuyên di chuyển bằng phương tiện xe riêng? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé vì DC Counsel sẽ cung cấp thông tin về quy định, thủ tục lấy bằng xe máy cho người nước ngoài trong những nội dung dưới đây.
- Thực hư về việc người nước ngoài sở hữu đất tại Việt Nam
- Có nên cho người nước ngoài thuê nhà dài hạn ở Việt Nam không?
- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam cần làm thủ tục theo quy trình nào?
Người nước ngoài có được phép thi bằng lái xe tại Việt Nam không?
Người nước ngoài đang cư trú hoặc đang làm việc, học tập ở Việt Nam từ ba tháng trở lên (được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền) có thể dự học và thi xin cấp giấy phép lái xe (GPLX).
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 46 và khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ quy định đối tượng được tham gia thi sát hạch lấy GPLX tại Việt Nam:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đủ 18 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định.
Tuy nhiên, họ phải đọc, hiểu tiếng Việt vì việc thi lý thuyết sát hạch cấp GPLX các hạng trên toàn quốc đều bằng tiếng Việt. Đồng thời, họ cần có thêm những điều kiện khác như: nằm trong độ tuổi theo quy định đối với từng hạng GPLX (hạng A1, B1, B2: từ 18 tuổi trở lên; nâng hạng C, D: từ 21 tuổi trở lên; nâng hạng E: từ 25 tuổi trở lên) và có đủ sức khoẻ.
Thủ tục cần chuẩn bị để người nước ngoài thi bằng lái xe tại Việt Nam là gì?
Bạn cần lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:
- Bản sao chụp hộ chiếu, visa có thời gian lưu trú trên 3 tháng.
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (theo mẫu – được phát tại văn phòng )
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. ( khám tại văn phòng khi đăng kí)
- 4 hình chụp khổ 3×4 phông nền màu xanh.
Hình thức thi sát hạch: Các học viên người nước ngoài tham gia thi sát hạch chung chương trình với người Việt Nam – làm bài Lý Thuyết trên máy tính (16/20 câu với hạng A1 và 18/20 câu hạng A2). Phần thực hành thi trên xe số hoặc xe côn tay
Người nước ngoài đến đâu để dự học và thi bằng lái xe?
Người nước ngoài có thể liên hệ với các cơ sở đào tạo lái xe thuộc Sở để nộp hồ sơ dự học và thi GPLX.
Mức lệ phí cấp GPLX dành cho người nước ngoài cũng tương đương như đối với người trong nước. Cụ thể như sau:
Thi lý thuyết:
- GPLX moto 2 bánh: 30.000 đồng một lần thi
- GPLX ôtô: 70.000 đồng một lần thi
Thi thực hành:
- GPLX moto 2 bánh: 40.000 đồng một lần thi
- GPLX ôtô: 280.000 đồng một lần thi
Cấp GPLX: Moto 2 bánh/ oto: 30.000 đồng
Nếu đã có GPLX do nước ngoài cấp, muốn đổi để sử dụng ở Việt Nam thì phải làm sao?
Thủ tục đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông – Vận tải, quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo thông tư tại khoản 10, điều 33: “Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.
Điều kiện và thủ tục này như sau:
- Người nước ngoài có thời gian cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên;
- Giấy phép lái xe nước ngoài còn đủ các yếu tố cần thiết: Còn thời hạn sử dụng, hạng xe được phép điều khiển, không có biểu hiện tẩy xóa hoặc rách nát, không có sự khác biệt về nhận dạng;
- Không đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài, giấy phép lái xe quốc tế.
Thủ tục đổi Giấy phép lái xe cho người nước ngoài:
- Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định (mẫu dùng cho người nước ngoài);
- Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc và đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;
- Bản sao hộ chiếu (gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam);
- Bản sao chụp một trong các giấy tờ sau đây: thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG