Cùng với xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, chúng ta đã không ngừng phát huy sức mạnh nội lực kết hợp với việc thu hút những nguồn lực từ bên ngoài. Trong xu thế đó, người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh hay thực hiện nghiên cứu khoa học, nghệ thuật,… ngày càng nhiều dẫn đến tỷ lệ người nước ngoài ở Việt Nam đang không ngừng tăng cao. Cùng tìm hiể sâu hơn về những yếu tố đã hấp dẫn người nước ngoài chọn Việt Nam là điểm dừng chân nhé.

Vì sao tỷ lệ người nước ngoài ở Việt Nam ngày càng tăng cao?

Những yếu tố hấp dẫn của Việt Nam là gì?

Ba lý do hàng đầu được liệt kê bao gồm tìm kiếm thử thách mới (26%), thăng tiến nghề nghiệp (26%) và cải thiện chất lượng cuộc sống (24%). Gần một nửa (47%) chuyên gia nước ngoài đồng ý rằng Việt Nam là điểm đến thích hợp để phát triển nghề nghiệp.

Gói tuyển dụng chuyên gia thường đi kèm nhiều ưu đãi. Đa số (54%) người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi cộng thêm trong hợp đồng lao động như 73% nhận được trợ cấp y tế và chăm sóc sức khỏe, 57% nhận trợ cấp thăm nhà hoặc vé máy bay, và 42% có trợ cấp chỗ ở; so với mức trung bình toàn cầu tương ứng 43%, 17% và 18%.

Mặc dù thu nhập trung bình cho một chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam hàng năm chỉ khoảng 90.000 USD nhưng ít chuyên gia nước ngoài tại đây lo ngại về vấn đề tài chính so với các chuyên gia trên toàn cầu, một phần nhờ chi phí sinh hoạt hợp lý và các khoản trợ cấp tốt.

Tuy nhiên, vẫn có những mối lo mà các chuyên gia phải trải qua khi làm việc tại nước ngoài. Trên toàn cầu, mặc dù 50% người được khảo sát cảm thấy tự tin về kinh tế địa phương, gần một phần ba (24%) lo ngại tình hình bất ổn kinh tế trong khi đó 29% lại lo lắng về tình hình bất ổn chính trị ở nước sở tại có thể ảnh hưởng đến tài chính của họ.

Trong khi đó, tình hình lại hơi khác tại Việt Nam khi có 66% chuyên gia nói rằng họ cảm thấy rất tự tin về nền kinh tế Việt Nam. Liên quan đến an sinh tài chính của họ, những vấn đề mà họ quan ngại nhất là: Những quy định về hạn chế dịch chuyển tài chính xuyên quốc gia (37%); Bất ổn kinh tế toàn cầu (24%) và Tỷ giá hối đoái ít thuận lợi hơn (22%).

Đơn cử, Việt Nam đứng thứ 10 trong chỉ tiêu phụ kinh tế – vị trí này đứng thứ hai sau Singapore (đang xếp thứ 3) trong số sáu nước ASEAN tham gia khảo sát. Và trong các chỉ số phụ của kinh tế, Việt Nam là quốc gia số một trên thế giới giúp người nước ngoài tiết kiệm nhiều hơn và có thu nhập khả dụng nhiều hơn (đều 72%).

Làm việc tại Việt Nam cũng ít căng thẳng hơn so với ở quê nhà khi có gần 40% chuyên gia nước ngoài cho biết họ cảm thấy rất vui vẻ khi làm việc ở Việt Nam. Quan hệ với các đồng nghiệp chiếm đa số các giao tiếp xã hội của các chuyên gia nước ngoài, làm việc ăn ý tại nơi công sở đồng nghĩa với việc ăn ý ở các khía cạnh khác của cuộc sống.

Môi trường làm việc tại Việt Nam cũng tốt với 35% chuyên gia nước ngoài nói họ có thể giao tiếp tại nơi làm việc tốt hơn so với khi làm việc ở quê nhà. Tất cả những điều đó dẫn tới con số là có tới 92% chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam nói họ thấy vui hoặc vui hơn khi làm việc tại Việt Nam so với tại

Những đối tượng nào sẽ được cấp thẻ thưởng trú tại Việt Nam?

Thẻ thường trú là loại giấy tờ được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài sinh sống và làm việc không thời hạn tại Việt Nam. Căn cứ Điều 39 Luật 2014, các trường hợp được xét thường trú bao gồm bốn đối tượng sau:

  • Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
  • Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
  • Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
  • Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
  • Thuộc một trong bốn đối tượng trên và đáp ứng các điều kiện được quy đinh tại Điều 40 Luật 2014, cá nhân nước ngoài sẽ được xét cho thường trú tại Việt Nam:
  • Người nước ngoài thuộc các trường hợp được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam thì được xem xét cho thường trú tại Việt Nam
  • Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
  • Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Từ các quy định trên có thể nhận thấy điều kiện cấp thẻ thường trú tại Việt Nam không quá mở rộng với các đối tượng. Các trường hợp thông thường như vào Việt Nam với mục đích kinh doanh, đầu tư, lao động, học tập… chỉ có thể xin cấp tạm trú với thời hạn xác định.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *