Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng người lao động khá lớn. Tuy nhiên, người nước ngoài muốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì cần phải làm thủ tục để được cơ quan có thẩm quyền nhà nước chấp nhận, hợp pháp. Vậy bạn đã biết cơ quan nào sẽ là nơi cấp phép cho người nước ngoài lao động tại Việt Nam chưa? Cùng tìm hiểu về thẩm quyền cấp phép và thủ tục người nước ngoài cần chuẩn bị để không gặp phải rắc rối và tốn nhiều thời gian cho việc xin cấp phép lao động tại Việt Nam nhé.

Cơ quan nào là nơi cấp phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Đâu là nơi cấp phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Cơ quan cấp phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội.

Để được cấp phép, người nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
  • Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  • Bằng cử nhân
  • Văn bản xác nhận 5 năm kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài
  • 03 ảnh (4×6 quốc tế, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  • Bản sao chứng thực hộ chiếu nguyên cuốn.
  • Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
  • Bản sao chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh

Các giấy tờ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 nếu bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?

Nngười lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng bốn điều kiện cơ bản sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Người có trình độ chuyên môn, tay nghề ở đây được những người này không phải là những người lao động phổ thông mà phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • Sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc ở đây được thể hiện qua việc phải có giấy chứng nhận sức khỏe ở nước ngoài hay ở việt Nam theo quy định của bộ y tế
  • Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài được cấp bởi sở lao động- thương binh và xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động cấp. Trừ một số trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, bao gồm:
  1. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
  2. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *