Với chính sách thu hút nhân tài nước ngoài, Nhà nước Việt Nam đảm bảo các chế độ cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia BHXH. Vậy những quy định mới nhất về mức đóng BHXH cho người nước ngoài 2019 là gì? Đối tượng nào bắt buột phải tham gia? Và mức đóng cho mỗi người là bao nhiêu? Cùng đọc bài viết này để có câu trả lời nhé.

Những quy định mới nhất về mức đóng BHXH cho người nước ngoài 2019
Những quy định mới nhất về mức đóng BHXH cho người nước ngoài 2019

Đối tượng người nước ngoài nào cần đóng BHXH?

  • Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi:
  • Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền
    của Việt Nam cấp
  • Và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở
    lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
  • Chưa đủ tuổi nghỉ hưu (60 đối với nam, 55 đối với nữ)

Lưu ý, người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thuộc một trong các trường
hợp sau:
Người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định
11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc gồm:

  1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành,
    chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương
    mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương
    mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12
    tháng.
  2. Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
  3. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác nhau và
    thuộc diện đóng BHXH bắt buộc thì người lao động chỉ đóng BHXH đối với hợp đồng lao động giao
    kết đầu tiên; người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
    nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.

Làm thế nào để tham gia BHXH lần đầu cho người nước ngoài?

Để tham gia BHXH, cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động nước ngoài đều phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, cụ thể:

  • Với người lao động: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
  • Với đơn vị sử dụng lao động:
  1. Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS);
  2. Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
  3. Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Trong vòng 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ được cấp mới sổ BHXH.

Mức đóng BHXH cho người nước ngoài là bao nhiêu?

Hàng tháng, người lao động nước ngoài và đơn vị sử dụng lao động nước ngoài phải đóng BHXH với mức đóng như sau:

Thời điểm đóng

Người sử dụng lao động

Người lao động

Ốm đau, thai sản

TNLĐ, BNN

Hưu trí, tử tuất

Hưu trí, tử tuất

Từ 01/12/2018

3%

0,5%

0

0

Từ 01/01/2022

3%

0,5%

14%

8%

Lưu ý:

Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động, tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng BHXH bắt buộc thì chỉ đóng BHXH với hợp đồng đầu tiên. Riêng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì phải đóng theo từng hợp đồng đã giao kết.

Xem thêm: DC Counsel; Văn Phòng Công Ty Luật Sư Tư Vấn Pháp Lý TP.HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *