Nghị định 43/2014 còn quy định thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được cấp Sổ đỏ, thông thường để được cấp Sổ đỏ thì không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu.
- Khi diện tích thực tế lớn hơn diện tích trong Sổ đỏ cần phải làm gì ?
- Cách tính và nộp lệ phí trước bạ khi mua bán nhà đất
- Hợp thửa đất năm 2019 thủ tục như thế nào ?
Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được cấp Sổ đỏ
Khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Theo đó, người có thửa đất mà nhỏ hơn diện tích tối thiểu sẽ được cấp Sổ đỏ nếu đủ 02 điều kiện sau:
- Điều kiện 1: Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành;
- Điều kiện 2: Có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ).
Tuy pháp luật chỉ quy định 02 điều kiện nhưng để biết được thửa đất của mình có được cấp Sổ đỏ hay không thì xác định khá phức tạp, cụ thể:
Thứ nhất, phải xác định thời điểm hình thành thửa đất
- Nếu thửa hình thành (do tự tách thửa, do thu hồi đất mà phần đất còn lại nhỏ hơn diện tích tối thiểu…) trước thời điểm có hiệu lực của văn bản quy định về diện tích tối thiểu thì sẽ đáp ứng được điều kiện 1.
- Mỗi tỉnh thành quy định về diện tích tối thiểu riêng. Để biết chính xác văn bản quy định về diện tích tối thiểu của từng tỉnh thành (được nêu trong phần căn cứ)
Thứ hai, xem thửa đất đang sử dụng có đủ điều kiện cấp Sổ đỏ hay không?
Hiện nay, điều kiện cấp Sổ đỏ được chia thành các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2018/NĐ-CP (đây là trường hợp dễ được cấp Sổ đỏ nhất)
Trường hợp 2: Được cấp Sổ đỏ dù không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Không phải nộp tiền sử dụng đất:
Theo khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà không có giấy tờ được cấp Sổ đỏ nếu đáp ứng được 03 điều kiện sau:
- Đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014;
-
Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
-
Nay được UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp (tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ).
-
Có thể phải nộp tiền sử dụng đất:
Theo khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được cấp Sổ đỏ và có thể phải nộp tiền sử dụng đất (nếu chưa nộp) khi có đủ 03 điều kiện sau:
- Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004;
-
Không vi phạm pháp luật về đất đai;
-
Nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
Trường hợp 3: Đất có vi phạm pháp luật về đất đai nhưng được cấp hoặc xem xét cấp Sổ đỏ(trường hợp khó được cấp Sổ đỏ nhất)
Kết luận, thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được cấp Sổ đỏ nếu đủ 02 điều kiện sau: Thửa đất hình thành từ trước ngày văn bản quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành và đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
<
p style=”text-align: right”>Khắc Niệm/ Luật Việt Nam
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG