Với những ưu điểm vượt trội, công ty TNHH hai thành viên là một trong những loại hình doanh nghiệp được quan tâm và phổ biến hiện nay. Chi tiết thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên 2019 như sau
- Ngay sau khi thành lập công ty cần làm những những việc gì ?
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới theo Luật Doanh Nghiệp quy định
- Việc gì cần làm sau khi thành lập công ty ?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-
Điều lệ (Tải về tại đây);
-
Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
4.1. Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;
4.2. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng;
4.3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Tải về)
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty dự kiến đặt trụ sở.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
- Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn;
Hiện nay, 100% thủ tục đăng ký kinh doanh tại Hà Nội yêu cầu thực hiện qua mạng.
Bước 3: Nhận kết quả và công bố thông tin doanh nghiệp
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Kết quả thực hiện:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ;
- Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ
Lưu ý: Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 3 Điều 28 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP).
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp các nội dung sau:
- Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính;
- Vốn điều lệ;
- Thông tin nhân thân (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch…) của người đại diện theo pháp luật;
- Ngành, nghề kinh doanh.
Theo Luật Việt Nam
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG