Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2019 khối doanh nghiệp FDI có trị giá xuất nhập khẩu gần 60 tỷ USD, tăng 3,6%, tương ứng tăng trên 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018…
- Chủ doanh nghiệp FDI bỏ trốn: Thấy nút thắt mà không gỡ
- Doanh nghiệp FDI vốn mỏng vẫn “tay không bắt giặc”
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Riêng nửa đầu tháng 3/2019, khối doanh nghiệp FDI có trị giá xuất nhập khẩu đạt 13,84 tỷ USD, tăng 16,6%, tương ứng tăng 1,97 tỷ USD so với nửa cuối tháng 2.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2019 khối FDI có trị giá xuất nhập khẩu đạt gần 60 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối FDI đạt thặng dư 1,8 tỷ USD trong nửa đầu tháng 3 và tính đến hết ngày 15/3/2019, mức thặng dư này đã lên đến 5,54 tỷ USD.
Cụ thể hơn, về xuất khẩu, trị giá xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI trong nửa đầu tháng 3/2019 đạt 7,82 tỷ USD, tăng 12,7% (tương ứng tăng 0,88 tỷ USD) so với 15 ngày cuối tháng 2/2019.
Như vậy, tính đến hết ngày 15/3/2019 tổng trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 32,76 tỷ USD, tăng 2,7%, tương ứng tăng 0,87 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2018 và chiếm 69,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Về nhập khẩu, trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong nửa đầu tháng 3/2019 đạt 6,02 tỷ USD, tăng 22,1% (tương ứng tăng 1,09 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 2/2019.
Với kết quả này, tính đến hết ngày 15/3/2019, tổng trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI đạt 27,22 tỷ USD, tăng 4,7%, tương ứng tăng 1,22 tỷ USD, chiếm 58,5% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Mặt khác, số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho thấy, tính đến ngày 20/3/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, cả nước có 785 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 3,82 tỷ USD, tăng 80,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, Hồng Kông dẫn đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 4,4 tỷ USD, chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,46 USD, chiếm 13,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,3 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư.
Theo Vneconomy
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG