Mọi tổ chức, cá nhân khi được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận thành lập công ty  cần phải tiến hành ngay các thủ tục như: Làm con dấu, đăng bố cáo thành lập, kê khai thuế hay lập sổ sách kế toán… và rất nhiều công việc liên quan khác. Để tránh bị cơ quan nhà nước xử phạt hành chính, bài viết sau đây sẽ giúp các doanh nghiệp mới nắm được các thủ tục sau khi thành lập công ty.

Các thủ tục sau khi thành lập công ty
Các thủ tục sau khi thành lập công ty

Các thủ tục cần phải hoàn thành sau khi thành lập công ty là gì?

Khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là:

  • Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở, là địa chỉ khai đúng như trên giấy phép đăng ký
  • Công chứng 10 bản ĐKKD và CMT của Giám đốc doanh nghiệp
  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Mua chữ ký số cho công ty
  • Lập và nộp tờ khai thuế môn bài trực tuyến hoặc trực tiếp.
  • Đăng ký nộp thuế điện tử.
  • Kiểm tra lại hồ sơ thuê nhà như : Hợp đồng thuê nhà (lưu ý: hợp đồng thuê nhà trên 1 năm), Giấy chứng nhận sở hữu nhà, thuế khác của nhà đi thuê (nếu chủ nhà chưa nộp)
  • Nộp Mẫu 08-MST tờ khai thông tin đăng ký thuế, thông tin về tài khoản Ngân hàng đã (trong vòng 10 ngày, kể từ khi mở Tài khoản ngân hàng).
  • Nộp Mẫu 06/GTGT (Đăng ký phương pháp kê khai tính thuế theo phương pháp khấu trừ). Mẫu 06/GTGT phải nộp trước khi nộp thuế kỳ đầu tiên, và trước khi in hóa đơn. Sau 1 tuần sẽ lấy kết quả. Một số chi cục thuế sẽ kiểm tra trụ sở trong thời gian này, trước khi có kết quả.
  • Nộp Bảng đăng ký trích khấu hao tài sản cố định (Nếu có tài sản cố định mua sắm mới)
  • Trong thời gian chờ lấy kết quả được in hóa đơn, sẽ có cán bộ quản lý thuế điện thoại hẹn thời gian đến doanh nghiệp kiểm tra xem doanh nghiệp có hoạt động không. Nội dung kiểm tra thường là:

+ Bảng hiệu Công ty có được treo không

+ Có phòng làm việc, bàn ghế, máy móc văn phòng, thiết bị làm việc…không

+ Có hợp đồng thuê nhà và làm các đóng các loại thuế liên quan tới việc cho thuê nhà chưa. (Nếu Người đại diện pháp luật của công ty có tên trong Sổ hộ khẩu hoặc KT3 của nơi đăng ký trụ sở, hoặc hợp đồng cho mượn nhà thì đơn giản hơn)

+ Nếu kiểm tra đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được phép đặt in Hóa đơn GTGT (theo phiếu trả kết quả)

Những công việc kế toán phải làm sau khi công ty đi vào hoạt động là gì?

1. Thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị vào chứng từ kế toán

Các hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp được ghi chép lại trong các giấy tờ mà kế toán gọi là chứng từ như phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng… Các chứng từ này sẽ được chuyển cho nhân viên kế toán xử lý.

2. Ghi sổ kế toán

Tất cả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều được tổng hợp và ghi chép lại một cách chi tiết, cụ thể vào sổ kế toán. Mỗi doanh nghiệp thường có nhiều sổ kế toán khác nhau, mỗi sổ được sử dụng vào mục đích ghi chép khác nhau.

Dựa vào các ghi chép hàng ngày, nhân viên kế toán tổng hợp lại sổ sách, tiến hành phân loại để ghi vào sổ kế toán một cách chính xác và hợp lý nhất.

3. Tổng hợp làm báo cáo kế toán

Hàng tháng, nhân viên kế toán phải là người cung cấp các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty để có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa.

Để có những thông tin chính xác và cần thiết đến những lãnh đạo thì hàng tháng, hàng quý, năm nhân viên kế toán phải tổng hợp lại số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép, lập thành các báo cáo chi tiết và cụ thể nhất để gửi cho lãnh đạo.

Nên xây dựng hệ thống sổ sách và ghi sổ mỗi ngày để tiện theo dõi và tránh dồn công việc vào cuối tháng, cuối năm

Sắp xếp và lưu trữ hóa đơn chứng từ để đảm bảo không xảy ra việc rách nát, mất,cháy hỏng…

Những thông tin trên đây cho thấy công việc liên quan đến giấy tờ, sổ sách mà các công ty cần chuẩn bị sau khi thành lập công ty. Nếu bạn vẫn đang boăn khoăn không biết bắt đầu từ đâu thì dịch vụ tư vấn pháp lý chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn đấy.

Dịch vụ tư vấn pháp lý của DC Counsel ra đời nhằm giải quyết những khó khăn và hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp mới. Nhằm tháo gỡ và hoàn hiện bộ máy của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi do.

Công ty Luật DC Counsel sẽ thay mặt quý doanh nghiệp xử lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến pháp lý một cách chuyên nghiệp và tin cậy nhất. Chúng tôi sẽ làm tất cả các công việc của một chuyên viên pháp lý để giúp công ty bạn đi vào hoạt động sớm nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *