Không khó để bắt gặp những biển hiệu Công ty TNHH hai thành viên ABC trên các con phố hiện nay. Đặc điểm của loại hình công ty này là gì mà nhiều doanh nghiệp lại lựa chọn như vậy ?
- Công ty TNHH Một Thành Viên là gì? Khi nào nên chọn để thành lập?
- Vốn thành lập công ty được Pháp Luật quy định như thế nào?
- 4 điểm cần biết về người đại diện pháp luật doanh nghiệp
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có số lượng thành viên không vượt quá 50 người và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp (khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014).
Dù cùng là công ty TNHH hay cũng có số lượng thành viên tương đối lớn như công ty cổ phần, tuy nhiên, đặc điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên lại có những nét riêng như:
Về thành viên
Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là tổ chức và cũng có thể là cá nhân; tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
(Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014)
Về cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có:
- Hội đồng thành viên;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Ban kiểm soát (không bắt buộc đối với công ty có ít hơn 11 thành viên).
(Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2014)
Về cấu trúc vốn
Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Thành viên góp vốn đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng thời hạn.
Trường hợp thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn thực góp.
Vốn điều lệ không được chia thành các phần bằng nhau, không được cấu trúc thành cổ phần, cổ phiếu (Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014).
Về huy động vốn
Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu, không được phát hành cổ phiếu (Khoản 3 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2014).
Về chuyển nhượng vốn
Việc chuyển nhượng vốn của thành viên cho người không phải là thành viên công ty bị một số hạn chế nhất định bởi quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng của các thành viên còn lại trong công ty (Điều 52, 53 và 54 Luật Doanh nghiệp 2014).
Đặc điểm này cho phép các thành viên trong công ty có thể ngăn chặn sự gia nhập của người bên ngoài vào công ty bằng cách cùng nhau mua hết phần vốn của thành viên muốn chuyển nhượng vốn.
Theo luatvietnam.vn
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG