Thực tế cho thấy tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi gây hại cho không ít gia đình. Bên cạnh đó cũng ghi nhận không ít cá nhân có tiền nhàn rỗi và có nhu cầu cho người quen vay tiền thì lại không biết tính lãi suất như thế nào cho “hợp tình, hợp lý”, 3 phút cùng Luật sư số này sẽ giải tỏa thắc mắc cùng bạn đọc.
Có tiền cho vay để “lấy lãi” và đi vay “tín dụng đen” có phạm pháp?
Thưa luật sư, pháp luật nước ta có điều khoản nào quy định về mức lãi suất tối đa khi cho vay hay không? Nếu vượt qua mức nào là vi phạm pháp luật?
LS Nguyễn Đức Chánh: Theo Điều 468 BLDS 2015 thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Thỏa thuận mức lãi suất này bị giới hạn theo quy định. Cụ thể là trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Còn nếu các bên thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định ở trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 tại thời điểm trả nợ, tức là 10%/năm.
Vậy khi mình cho người khác vay tiền thì có cần làm hợp đồng hay phải ra cơ quan chức năng để công chứng hợp đồng ấy không thưa luật sư? Và trong trường hợp người vay tiền không trả nợ thì mình phải làm gì để đòi lại tiền một cách hợp pháp?
LS Nguyễn Đức Chánh: Theo Điều 463 BLDS 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, hợp đồng vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản và không bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. Còn về việc đòi nợ được quy định tại Điều 469 BLDS 2015.
Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Vâng, xin cảm ơn luật sư!
Việt Khuê | Theo Dân trí online
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG