Theo TS Nguyễn Đình Cung, từ yêu cầu cắt giảm các điều kiện kinh doanh nay chuyển sang cắt giảm và đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, điều này khiến cho mục tiêu và kỳ vọng gỡ bỏ các rào cản kinh doanh không còn được mạnh mẽ như trước.
- Dù cải cách, thủ tục pháp lý vẫn còn cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp
- Vì sao 7.000 doanh nghiệp Việt đóng cửa mỗi tháng?
Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nhìn lại thời gian qua có nhiều đợt cải cách cho rằng tốt nhưng cuối cùng chỉ lẩn quẩn.
Ông Cung dẫn chứng, đầu tiên là Luật Doanh nghiệp 2005 khẳng định tất cả luật, pháp lệnh, nghị định mới có quyền ban hành các điều kiện kinh doanh (ĐKKD). Tuy nhiên, sau đó ĐKKD xuất hiện nhiều tại các Thông tư.
Theo Viện trưởng CIEM cũng là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Luật Doanh nghiệp năm 2005 yêu cầu các Bộ hàng năm phải rà soát ĐKKD thuộc thẩm quyền quản lý. Tuy nhiên, chẳng cơ quan nào làm.
Vì vậy, hàng loạt Nghị định ban hành từ năm 2005 đến năm 2008 đã xuất hiện ồ ạt ĐKKD. Số lượng ĐKKD được cắt giảm từ những năm 2000-2003 nhanh chóng được “sống lại” sau đó, thêm nữa nhiều điều kiện mới được bổ sung thêm.
Ông Cung nhấn mạnh, Luật Doanh nghiệp năm 2005 yêu cầu hạn cuối là ngày 30/6/2010 các doanh nghiệp Nhà nước phải chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên cả từ giai đoạn năm 2005 đến năm 4/2010, các doanh nghiệp không làm gì. Chỉ đến hai tháng cuối cùng thì mới quyết định ồ ạt chuyển.
“Nếu DN Nhà nước được chuyển thành công ty từ năm 2005 sẽ không xảy ra những gánh nợ như Vinashin, Vinalines. Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra 5 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp Nhà nước nhưng cuối cùng không ai thực hiện”, TS Cung nhấn mạnh.
Tiếp đến, ông Cung cho biết Luật DN 2014 có nhắc lại một lần nữa về ĐKKD, cho 2 năm thực hiện chuyển đổi, ban hành các quy định về ĐKKD. Tuy nhiên trong 2 năm đó rất ít người làm, 2 tháng cuối cùng dồn dập sửa đổi.
Dẫn tới, cơ quan nhà nước không đủ thời gian, nguồn lực thẩm định cái gì cần thiết, cái gì phù hợp. Cuối cùng ban hành điều kiện kinh doanh ào ạt, chất lượng không đạt.
Thực tế, Nghị quyết số 01/NQ-CP ban hành ngày 1/1/2018, Thủ tướng yêu cầu tất cả các Bộ, ngành rà soát các ĐKKD, yêu cầu phải cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh hiện có trước ngày 31/10/2018. Tuy nhiên, đến thời gian biểu, báo cáo của Bộ KH&ĐT khẳng định mục tiêu không đạt được.
Gần đây, Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP mục tiêu đã chuyển sang bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh.
“Kể những câu chuyện này là tôi muốn nói rằng cải cách thủ tục hành chính nói chung, cắt giảm ĐKKD nói riêng phải liên tục nhất quán, có áp lực từ bên ngoài thì mới làm được”, TS Cung nói.
Trước thực trạng các Bộ, ngành lợi dụng “đơn giản hóa” để chỉ bỏ câu, chữ rồi ghi vào thành tích cởi bỏ điều kiện kinh doanh, ông Cung bức xúc nói: “Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng có vai trò quyết định trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, vì nó đòi hỏi thay đổi tư duy và cách thức thực hiện của công chức thực thi.
“Đơn cử như Hà Nội và TP.HCM cùng là hai đầu tàu kinh tế cả nước nhưng vì sao Sở KH&ĐT TP.HCM được khen nhiều hơn Sở KH&ĐT Hà Nội. Đây là điều mà lãnh đạo phải lưu tâm”, ông dẫn chứng.
Ông Cung lấy ví dụ đã từng chứng kiến, nghe bao nhiêu câu chuyện rằng DN chỉ sai một dấu phẩy cũng phải đến gặp trực tiếp cán bộ thì công chuyện mới xong.
“Cơ quan hành chính không nhìn thấy chậm trễ là mất mát tiền bạc, cơ hội kinh doanh của DN mà chỉ nhìn thấy quyền lợi cho mình”, ông này nói.
An Linh | Theo Dân trí online
Bài khác nên xem:
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG