Thương nhân muốn đặt Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam cần thực hiện các thủ túc để thành lập văn phòng đại diện. Để dễ dàng trong việc thực hiện thủ tục, doanh nhân cần chú ý những điều sau
Điều kiện để thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
- Thương nhân nước ngoài được thành lập theo pháp luật của quốc gia tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Hiện nay chỉ các thành viên trong WTO mới được thành lập VPĐD tại Việt Nam)
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 1 năm tại nước Sở tại. Trong trường hợp giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân có quy định thời gian hoạt động kinh doanh thì thời gian còn lại trên giấy đăng ký kinh doanh khi thương nhân thành lập văn phòng đại diện phải còn ít nhất 1 năm.
- Nội dung hoạt động của Văn Phòng Đại Diện của thương nhân phải phù hợp với cam kết của Việt Nam nếu không phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng của Bộ quản lý chuyên ngành.
Các trường hợp không cấp phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam quy đinh:
Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không được cấp giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
- Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định nêu trên.
- Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian 02 năm, kể từ ngày Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị thu hồi.
- Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên và môi trường.
- Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
Trình tự cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện
Theo dự thảo, để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, thương nhân nước ngoài nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc trực tuyến 1 bộ hồ sơ về Sở Công Thương, Ban quản lý nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương, Ban quản lý kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương, Ban quản lý xem xét và quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản và nêu rõ lý do.
Sở Công Thương, Ban quản lý gửi bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tới Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở và cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có).
Để được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, thương nhân nước ngoài nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc trực tuyến 1 bộ hồ sơ về các Bộ quản lý ngành theo quy định.
Bộ quản lý ngành gửi bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý ngành ở địa phương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở.
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG