Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi thành lập công ty cổ phần đều phải nằm lòng.
- Dịch vụ thành lập công ty cổ phần uy tín chuyên nghiệp tại TP.HCM
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới theo Luật Doanh Nghiệp quy định
- Thủ tục góp vốn thành lập công ty cổ phần như thế nào?
Kinh nghiệm khi thành lập công ty cổ phần cần nắm rõ là gì?
1. Tìm hiểu về pháp luật, nắm rõ ngành nghề mình đang kinh doanh
- Càng về mấy năm gần đây số lượng người thành lập công ty ngày càng tăng cao, cho thấy cơ hội kinh doanh, làm ăn đang phát triển. Nếu bạn không tìm hiểu kỹ về luật doanh nghiệp thì sẽ rất dễ dàng mắc phải những thủ tục pháp lý sẽ rất mất thời gian cho bạn
- Tìm hiểu kỹ ngành nghề kinh doanh, nhu cầu khách hàng vừa giúp bạn có thể đẩy mạnh kinh doanh, cũng như làm thủ tục hồ sơ như xin giấy phép con… sẽ dễ dàng hơn
2. Huy động vốn
Vốn luôn là phần quan trọng của công ty, dù mục đích sử dụng vốn của bạn muốn xoay vòng hay sản xuất. Chúng quyết định sự tiếp tục hoạt động hay ngừng hoạt động của công ty bạn. Huy động vốn với việc thành lập công ty cổ phần có chút khó khăn là bạn phải chứng minh cho các cổ đông thấy kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ sinh lời. Từ đó họ mới đầu tư, Bạn muốn biến ý tưởng trên giấy của mình thành hiện thực, hãy lưu tâm huy động vốn.
3. Lên kế hoạch chi tiết các chiến lược kinh doanh lâu dài:
Hoạch định tài chính, địa điểm kinh doanh, phân bố nhân công hợp lý là những vấn đề không bao giờ cũ cả. Bạn cũng nên có kế hoạch dự phòng và tính toán tỉ mỉ phương án rủi ro để tìm cách khắc phục, tháo gỡ nếu không may vấp phải. Đồng thời xác định hướng đi lâu dài cho công ty bạn là gì? bỏ qua cái lợi trước mắt, bạn cần lập kế hoạch tác chiến lâu dài, vừa để quay vòng vốn vừa để ổn định nhân công, mặt bằng.
Những ưu và nhược khi thành lập công ty cổ phần?
Công ty cổ phần là loại hình kinh doanh tương đối phổ biến lại Việt Nam và được nhiều khách hàng lựa chọn bởi các ưu điểm sau:
- Công ty cổ phần sẽ giúp việc huy động vốn được nhanh thông qua việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu, không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.
- Chế độ trách nhiệm của thành viên Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Do đó, các rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào công ty chỉ giới hạn trong số vốn mà cổ đông đó đầu tư.
- Khả năng huy động vốn cao do Công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán. Vốn được chia thành các phần nhỏ nhất bằng nhau và được chuyển nhượng một cách tư do trên thị trường đã giúp cho Công ty cổ phần có được lợi thế nhiều hơn so với các hình thức công ty khác về việc huy động vốn dài hạn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm được nêu trên, Công ty cổ phần cũng còn 1 số hạn chế như sau:
- Do số lượng cổ đông không giới hạn dẫn đến việc khó quản lý cổ đông mới tham gia vào công ty do việc tự do chuyển nhượng đối với cổ đông phổ thông.
- Do số lượng cổ đông lớn dẫn đến bộ máy quản lý có thể rất cồng kềnh gây khó trong việc đưa ra phương hướng kinh doanh kịp thời với biến đổi thị trường do việc không hạn chế số lượng thành viên tối đa và tự do chuyển nhượng cổ phần.
Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhưng theo cơ chế kinh tế hiện tại, công ty cổ phần luôn là lựa chọn số một cho đại đa số các nhà đầu tư, từ các doanh nhân thành đạt cho những ai có ý định khẩu nghiệp.
Những giấy tờ nào cần phải có trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần?
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Trên đây là những thông tin cơ bản để thành lập công ty cổ phần các bạn cần nắm được khi quyết định thành lập công ty. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí 24/24. Công ty luật DC Counsel hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong xuyên suốt hành trình thành lập công ty cổ phần, cam kết luôn là nền móng pháp lý vững chắc giúp các công ty vận hành tốt trong tương tai.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TRỌN GÓI
[gravityform id="1" title="true" description="true"]
CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ DO DC COUNSEL CUNG CẤP
Các dịch vụ do đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm thực hiện
LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
DỊCH VỤ PHÁP LÝ
LUẬT SƯ TRANH TỤNG